Chắc chắn rằng bạn đã nghe rất nhiều tới độ pH nói chung và pH của nước nói riêng. Nhưng liệu bạn đã biết cách kiểm tra độ pH của nước hay chưa?
Hãy cùng I-on Kiềm Kaizen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
I. Cách kiểm tra độ pH của nước
Làm thế nào để kiểm tra độ pH của nước? Có thể tự kiểm tra tại nhà hay phải mang tới các đơn vị chuyên môn với đầy đủ các dụng cụ?
1. Kiểm tra độ pH nước tại nhà
Dù là nước máy đã qua xử lý hay nước từ thiết bị lọc, việc kiểm tra độ pH nước tại nhà cũng nên thực hiện. Đặc biệt là trong bối cảnh nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đang dần trở nên rõ rệt như hiện nay.
Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra pH nước tại nhà. Chúng có nhiều dạng với các mức giá khác nhau. Phổ biến nhất trong đó có là bút đo pH (máy đo) hay sử dụng dung dịch chỉ thị màu.
Bút đo pH được sử dụng khá phổ biến, nhưng khi sử dụng cần phải chú ý hiệu chỉnh. Cùng với đó là việc bảo quản cũng cần được chú ý để tránh những sai số không đáng có.
Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch chỉ thị màu. Cách này dễ thực hiện hơn, màu sắc trực quan. Tuy nhiên, sai số có thể xuất hiện do nhiệt độ nước, nồng độ muối và sự có mặt của các chất hữu cơ.
Với một số thiết bị lọc nước hiện đại, khả năng lọc ưu việt thì sự ảnh hưởng của nhiệt độ, muối và chất hữu cơ là không đáng kể. Chính vì vậy mà sử dụng dung dịch chỉ thị màu là cách được ưa chuộng hơn.
2. Mang mẫu đi kiểm tra pH nước
Trường hợp bạn không tự tin kiểm tra pH nước tại nhà, hoặc thiếu các dụng cụ chuyên dụng, hãy mang mẫu nước đi kiểm tra.
Lúc này, có thể liên hệ với nhà cung cấp nước máy; nhà phân phối các sản phẩm nước uống đóng bình, đóng chai hoặc máy lọc nước để được hỗ trợ. Giải pháp mang mẫu nước tới các phòng thí nghiệm cũng có thể là lựa chọn. Tuy nhiên hãy lưu ý về việc lấy mẫu nhé!
II. pH của một số chất lỏng thường gặp
Ngoài nước đun sôi, nước lọc, cơ thể cũng thường xuyên nạp vào một số loại chất lỏng khác. Hoặc đó có thể là pH của một số nguồn nước thường gặp. Dưới đây là pH của một số chất lỏng này
- Độ pH của nước cam xấp xỉ 3
- Độ pH của cà phê đen xấp xỉ 5
- Độ pH của nước đóng chai thông thường, từ 6.5-7.5
- Nước lọc công nghệ thẩm thấu ngược: pH từ 5-7
- Nước biển: ph xấp xỉ 8
- Nước mưa axit: pH xấp xỉ từ 5-5.5
- Độ pH của nước tinh khiết: xấp xỉ 7
- Độ pH của nước ion Kiềm Kaizen: 8.5 – 9.5
III. Sử dụng nước ion kiềm – xu thế của tương lai
Thực tế, con người đang bị axit hóa từng ngày do chế độ ăn uống, sinh hoạt. Máu của người bình thường có pH ≈ 7,35 – 7,45 tức là hơi kiềm. Độ pH nằm ngoài khoảng này (thường là thấp hơn), cơ thể không có thể trạng tốt nhất và có nguy cơ mắc bệnh. Thế nhưng, chúng ta lại đang bị axit hóa từng ngày do chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Nước kiềm hay nước ion kiềm đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước có pH từ 8-10 có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
- Cung cấp thêm khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Ca, Mg, K…
- Tăng hiệu quả hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng.
- Hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, dạ dày.
- Chống gốc tự do, hạn chế ảnh hưởng quá trình oxy hóa.
Lưu ý: Hiệu quả của nước ion kiềm đã được chứng minh. Tuy nhiên để hiệu quả, đòi hỏi quá trình sử dụng cần tiếp diễn liên tục trong thời gian dài với độ pH của nước phù hợp.
IV. Lời kết
pH là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Và pH của nước uống hằng ngày chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe.